Quan điểm của VHT đó là luôn sẵn sàng cho hợp tác, chia sẻ và cùng nhau phát triển nhất là ở một trong những lĩnh vực quan trọng như 5G. Chúng ta đã chứng minh năng lực của mình thông qua các sản phẩm cũng như kết quả thử nghiệm, đo kiểm dựa trên chuẩn quốc tế. Những nhà cung cấp (vendor) lớn trên thế giới bắt đầu tìm đến Viettel và VHT với mong muốn cùng phát triển và hợp tác trong lĩnh vực này.
Với việc Viettel trở thành một thành viên của hiệp hội ORAN (Open RAN Alliance) cùng với các nhà mạng, nhà sản xuất hàng đầu thế giới như AT&T, Rakuten, Verizon,... tại đó, Viettel đã tham gia thảo luận đóng góp các Work Groups và một số tiêu chuẩn ORAN, tham gia Virtual Exhibition, tiếp xúc các thành viên trong hiệp hội. Bên cạnh đó, Viettel bây giờ là đối tác số một của Intel về O-RAN, Intel cũng đang cũng làm và hỗ trợ xây dựng nền tảng O-RAN.
Viettel là thành viên của hiệp hội O-RAN.
PTGĐ Nguyễn Minh Quang cũng có những chia sẻ về O-RAN: "Hiện nay, do công nghệ phát triển, phẳng hóa về mặt thông tin, các vendor lớn sử hữu công nghệ sản xuất phần cứng chỉ tập trung phát triển vào phần cứng (như Dell, IBM, HP...). Đây là điều tốt cho các nhà mạng viễn thông vì nếu mỗi công ty làm 1 kiểu module thì hệ thống sẽ khó có thể hoàn thiện trong thời gian ngắn, cũng như giá thành cao. Sau này, sản phẩm cốt lõi của các nhà cung cấp sẽ phát triển trên 1 nền tảng chung từ đó sẽ dễ dàng hoàn thiện sản phẩm hơn cũng như giá thành sẽ được giảm xuống. Hiệp hội O-RAN ra đời để chung tay phát triển việc chia sẻ trí thức giữa nhiều bên với nhau để xây dựng một chuẩn chung. Chính vì vậy, các thiết bị mạng core, thiết bị viễn thông của VHT đang cố gắng chuẩn hóa O-RAN".
PTGĐ Nguyễn Minh Quang chia sẻ:"Hiệp hội O-RAN ra đời để chung tay phát triển việc chia sẻ trí thức giữa nhiều bên với nhau để xây dựng một chuẩn chung. Chính vì vậy, các thiết bị mạng core, thiết bị viễn thông của VHT đang cố gắng chuẩn hóa O-RAN"
Bên cạnh hiệp hội O-RAN, Samsung cũng là một trong những đối tác lớn của VHT trên mặt trận 5G. Sau những buổi tiếp xúc với Samsung, đôi bên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về 5G và có đặt vấn đề hợp tác. Cụ thể ở đây là về phần sản phẩm xử lý tín hiệu băng gốc (Baseband) và phần mềm sẽ do VHT đảm nhận, kết hợp với phần vô tuyến của Samsung để cung cấp dịch vụ 5G cho thị trường Việt Nam. Đề xuất xuất phát từ mong muốn của cả 2 Bên. Hơn nữa, VHT cũng đã đặt vấn đề với Samsung để cả 2 có thể cùng hợp tác không chỉ ở mảng 5G mà cả ở 4G.
Không chỉ dừng lại ở đó, VHT còn hợp tác với 1 đối tác lớn của Mỹ là Mavenir - chuyên về công nghệ đám mây cho 5G. Chia sẻ về việc hợp tác giữa VHT và Mavernir, ông Nguyễn Chí Linh - PGĐ TT VTBR cho biết: "Đối tác này thuần về phần mềm và họ đặt vấn đề hợp tác với VHT về phần cứng vô tuyến. Chúng ta đã trao đổi thông tin về thông số kĩ thuật của khối vô tuyến trạm Micro, khối vô tuyến trạm Macro còn đối tác cũng chia sẻ về nhu cầu của họ đối với khối vô tuyến cho 2 trạm. Sản phẩm đối tác đang quan tâm là trạm Macro 8T8R 40W và hiện tại cũng đang trong giai đoạn đánh giá. Mavernir cũng đã đặt vấn đề đặt mua hệ thống thử nghiệm của Viettel để đối tác thử nghiệm tích hợp với phần mềm của họ".
Có thể thấy, vị thế của VHT trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị mạng 5G đang ngày càng được củng cố và nâng cao thể hiện qua số lượng và chất lượng của những đối tác khi họ đều là những vendor lớn trên trường quốc tế, đã có nhiều kinh nghiệm và lành nghề trong lĩnh vực viễn thông nói chung. Thông qua con đường và chính sách hợp tác cùng phát triển, Viettel sẽ tiếp tục bước những bước tiến dài hơn và chinh phục các cột mốc thử thách trên chặng đường thương mại 5G tại Việt Nam.